KINH NGHIỆM phân biệt và chẩn đoán sớm, chính xác hội chứng GAN TỤY chết sớm (EMS) và ĐỐM TRẮNG (WSSV)
Theo kinh nghiệm của người nuôi tôm thì “mỗi mùa mỗi bệnh”, mùa lạnh thì bị đốm trắng, đỏ thân còn mùa nóng thì tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan, phân trắng. Tuy nhiên quy luật này bị phá vở bởi các bệnh xuất hiện trong những năm gần đây gần như quanh năm.
Trong các bệnh nguy hiểm thường gặp, bệnh AHPNS/ EMS và chết đỏ (đỏ thân đốm trắng) là những bệnh phổ biến, nguy hiểm và gây tác hại nặng nề nhất cho người nuôi tôm. Do đó việc chuẩn đoán đúng bệnh, phát hiện sớm và kịp thời giúp cho người nuôi chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Từ đó làm giảm tổn thất và thiệt hại khi xảy ra bệnh, đưa ra quyết định điều trị, nuôi tiếp hay thu hoạch đúng lúc, kịp thời và hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gan tụy ở tôm
Gan tụy là thước đo sức khỏe của tôm, rất nhạy cảm trước áp lực căng thẳng của môi trường và mầm bệnh. Để quản lý tốt sức khỏe tôm nuôi, cần tiến hành quan sát những dấu hiệu trong ao nuôi. Đặc biệt trong thời gian từ 7 đến 45 ngày sau khi thả giống, giai đoạn này gan tụy dễ mẫn cảm và suy yếu. Các nguyên nhân thường gây áp lực và gây ra bệnh gan tụy ở tôm như:
- Di truyền từ tôm bố mẹ, nên sàng lọc trước khi thả giống
- pH buổi sáng trong ao nuôi cao > 7.6 tảo xấu lênh nhanh bên cạnh đó khuẩn phát triển theo tôm bị bệnh.
- Mùa nắng, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm
- Mưa lớn, làm pH ao thay đổi đột ngột
- Ngộ độc hóa chất do tồn lưu các chất diệt khuẩn, thuốc trừ sâu
- Xuất hiện khí độc NH3/NO2 cao, tảo độc xuất hiện
- Thiếu hụt oxy hòa tan
- Mầm bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Ngoài ra gan tụy tôm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi virus đốm trắng. Trường hợp do virus đốm trắng gây ra sẽ không khắc phục được, nên dập dịch và chuẩn bị cho vụ tiếp theo.
Cách kiểm tra tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan hay không thực tế tại ao: Cần chọn thời điểm xem tôm trong lúc chạy quạt hoặc sau khi cho ăn khoảng 1 giờ 15 phút đến 1 giờ 30 phút, nhằm chọn và kiểm tra tôm chính xác, hợp lý nhất. Chúng ta không những xem thức ăn và phân tôm khi thăm nhá/chộp mà còn thăm tôm ở các góc tù của ao.
Cách lấy mẫu tôm: có thể lấy nhá/chộp cào ở một số góc, chày góc, đặt nhá/chộp ở giữa ao…Bắt tôm vào thùng mút trắng hoặc xô/chậu trắng để quan sát hoạt động bơi lội và gan - ruột để có nhận định và giải pháp chính xác.
Phân biệt gan tụy khỏe với bệnh gan tụy ở tôm có dấu hiệu như thế nào:
Gan tụy tôm khỏe | Gan tụy có dấu hiệu bệnh lý | Gan tụy có bệnh lý do EMS |
Màu gan tôm đẹp có màu nâu vàng hoặc nâu đen. Có mùi tanh đặc trưng. Có màng bao gan có màu vàng nhạt. Kích thước bình thường: rộng tới hai mép mang, dài ngang với cổ giáp, rõ ràng. Dạ dày hình hạt gạo màu đen, nâu đen. Soi tươi trên kính: Ống gan dài đều, giọt dầu lipid đầy ống | Gan tụy có màu sắc bất thường: tôm bị vàng gan, nhợt nhạt, hồng, đen, xanh… Tôm bị sưng gan hay Gan bè: có hiện tượng xuất huyết, hồng gan-đỏ gan, kích thước rộng quá hai mép mang, màng bao gan mờ nhạt, khi kiểm tra thấy ống gan vỡ, có dịch màu vàng tanh. Gan teo: Kích thước gan teo nhỏ, có màu đen, khối gan tụy dai, khó tách. Soi tươi trên kính sẽ thấy giọt dầu không đều trong ống gan, ống gan teo lại, thể Vermiform xuất hiện. | Giai đoạn đầu: Chỗ nối giữa dạ dày và gan tụy mờ đục (đường ruột vẫn đầy thức ăn, màu gan bình thường). Giai đoạn 2: Phần mờ đục giữa dạ dày và gan tụy rộng hơn, gan chuyển màu Giai đoạn 3: Khoảng mờ giữa dạ dày và gan tụy tiếp tục rộng, gan tụy mờ, giảm kích thước, nhạt màu. Giai đoạn 4: Gan tụy teo hoàn toàn, trống dạ dày, trống ruột. Chết hàng loạt. |
Phân biệt màu gan tôm đẹp và bệnh gan tụy ở tôm
Hội chứng chết sớm (EMS) hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)
Tác nhân gây EMS trên tôm
- Tác nhân gây bệnh EMS trên tôm được xác định cụ thể là các chủng Vibrio parahaemolyticus (Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lộc, 2013), vì chứa plasmid độc hại có các gen độc pirA và B (pirAB).
Nhận xét
Đăng nhận xét